Kịch bản phim là gì? Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ và việc thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định ra sao?

Kịch bản phim là gì? Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ và việc thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định ra sao?

Kịch bản phim là gì? Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ và việc thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định ra sao?

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đang làm việc tại một trung tâm văn hóa tỉnh và được giao nhiệm vụ phối hợp với một đơn vị sản xuất để thực hiện một bộ phim tuyên truyền về lịch sử địa phương. Trong quá trình chuẩn bị, tôi có một số thắc mắc như sau: Kịch bản phim được hiểu là gì theo quy định pháp luật? Và Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì và được thành lập ra sao?

MỤC LỤC

1. Kịch bản phim là gì?

2. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?

3. Chức năng, nhiệm vụ và việc thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định ra sao?

 

Trả lời:

1. Kịch bản phim là gì?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

10. Kịch bản phim là toàn bộ nội dung phim thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác.

…”

Theo đó, kịch bản phim là toàn bộ nội dung phim thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác.

2. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Điều 14. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước

1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

…”

Dẫn chiếu, theo điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh

2. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

a) Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;

…”

Như vậy, sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị (như phim về lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, biển đảo...) được thực hiện theo một trong ba hình thức sau: giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

3. Chức năng, nhiệm vụ và việc thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định ra sao?

(i) Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước:

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng

1. Hội đồng có chức năng tư vấn cho chủ đầu tư trong hoạt động thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Luật Điện ảnh.

2. Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định để đánh giá chất lượng nội dung tư tưởng nghệ thuật và xếp loại kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước.”

Dẫn chiếu, theo Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Điều 14. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước

1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;

b) Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.

5. Quyền sở hữu phim, quyền sở hữu trí tuệ đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước có chức năng tư vấn cho chủ đầu tư trong hoạt động thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước theo những quy định được nêu trên.

(ii) Việc thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước:

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Điều 4. Thành lập Hội đồng

1. Hội đồng do chủ đầu tư quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý dự án. Chủ đầu tư có quyền cho thôi, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Căn cứ loại hình kịch bản phim, chủ đầu tư quyết định thành lập Hội đồng, bao gồm:

a) Hội đồng thẩm định kịch bản phim truyện;

b) Hội đồng thẩm định kịch bản phim tài liệu và phim khoa học;

c) Hội đồng thẩm định kịch bản phim hoạt hình.

3. Thành phần của Hội đồng

a) Thành viên Hội đồng:

Hội đồng có ít nhất từ 05 thành viên trở lên (là số lẻ), gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, bao gồm: đại diện cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh, biên kịch, đạo diễn, người có chuyên môn về từng loại hình phim, có uy tín nghề nghiệp và các chức danh khác phù hợp do chủ đầu tư lựa chọn;

Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể mời thêm một số chuyên gia để tham khảo ý kiến.

b) Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký. c) Chủ tịch Hội đồng:

- Đối với Hội đồng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập, Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Điện ảnh;

- Đối với Hội đồng do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp thành lập, Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý dự án;

- Đối với Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.

d) Thư ký Hội đồng:

Thư ký Hội đồng do cơ quan quản lý dự án cử, làm việc theo nhiệm kỳ của Hội đồng. Thư ký Hội đồng có thể là thành viên Hội đồng.

4. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 02 năm.”

Dẫn chiếu, theo Điều 8 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Điều 8. Cho thôi, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng

Trong nhiệm kỳ, chủ đầu tư quyết định cho thôi, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng trong các trường hợp sau:

1. Thành viên Hội đồng có văn bản của cá nhân đề nghị xin thôi tham gia Hội đồng.

2. Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng 03 (ba) buổi họp thẩm định kịch bản liên tiếp của Hội đồng.

3. Thành viên Hội đồng vi phạm nguyên tắc làm việc tại Điều 5 và trách nhiệm tại Điều 7 Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý